Vệ sinh tháp giải nhiệt như thế nào để tiết kiệm chi phí?

Vệ sinh tháp giải nhiệt cần được thực hiện 2 lần/năm hoặc theo tính toán của đơn vị làm sạch. Vì công tác này đóng vai trò quan trọng với hoạt động và năng suất của tháp. Bài viết dưới đây giúp bạn nắm được cấu tạo của tháp và quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt hiệu quả.

Tìm hiểu cấu tạo của tháp để thực hiện vệ sinh tháp giải nhiệt một cách bài bản

Để vệ sinh tháp giải nhiệt đúng trình tự và quy chuẩn, bạn cần nắm được cấu tạo của loại máy này.

  • Vỏ tháp hạ nhiệt: được làm từ vật liệu thủy tinh có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn. Bên ngoài vỏ tháp sẽ được phủ lớp xi mạ kẽm giúp tăng tuổi thọ và giảm chi phí sửa chữa.
  • Tấm tản nhiệt: được cấu tạo từ nhựa PVC với bề mặt gợn sóng. Bộ phận này có nhiệm vụ phân chia dòng nước, giúp tháp làm lạnh nước hiệu quả hơn.
  • Khung và thân tháp: Bộ phận dùng để bao bọc lớp vỏ tháp và được làm từ kim loại vững chắc hoặc sợi thủy tinh và thép không gỉ. Khi vệ sinh tháp giải nhiệt không cần thiết phải làm sạch bộ phận này.
  • Động cơ: được cấu thành từ vật liệu chống thấm, giúp hạn chế hư hại, rò rỉ điện, tiết kiệm phí bảo dưỡng.
  • Bộ phận phân nước: được chế tạo từ nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm. Bộ phận này chịu trách nhiệm phun và chia dòng nước một cách đồng đều.
  • Cánh quạt: có nhiệm vụ hút gió ngược về sau motor và để khí lưu thông qua các tấm tản nhiệt để làm mát nguồn nước.
  • Bộ phận chống ồn: giúp thiết bị vận hành một cách êm ái, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
  • Đế bồn: là bộ phận cần quan tâm khi vệ sinh tháp giải nhiệt. Chi tiết này dùng để chứa nước nên cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên.
vệ sinh tháp giải nhiệt

II. Quy trình vệ sinh tháp giải nhiệt hiệu quả và đúng chuẩn giúp giảm chi phí

Công tác vệ sinh tháp giải nhiệt cơ bản nhất sẽ gồm 3 bước: tẩy bằng hóa chất, xử lý rong rêu và kiểm tra từng chi tiết. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về quy trình này.

Vệ sinh tháp giải nhiệt: Rửa bằng hóa chất để tẩy cặn bẩn

Tẩy rửa cáu bẩn và loại bỏ mảng bám là bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng và vệ sinh tháp giải nhiệt. Để thực hiện bước này, bạn cần xả nước và giữ lại một lượng vừa đủ để hòa tan được mức hóa chất cần thiết. Việc pha hóa chất với nồng độ đúng sẽ giữ nguyên tính chất và cách hoạt động của chi tiết. Khi thực hiện công tác này, để tránh bị bỏng hóa và gây hại cho cơ thể, bạn cần tuân thủ các quy định an toàn.  

vệ sinh tháp giải nhiệt

Sau khi đã hòa tan hóa chất, bạn cần mở toàn bộ van, đường ống và bật bơm nước để hóa chất chạy tuần hoàn và làm sạch từ bên trong. Sau khi các chất bẩn đã được loại bỏ hết, bạn sẽ thực hiện bước trung hòa lượng nước hóa chất để thải ra ngoài. Vì lượng nước này có thể gây hại đến môi trường và con người.

Vệ sinh tháp giải nhiệt: Xử lý rong rêu sau một thời gian dài sử dụng

Môi trường phía trong tháp làm mát vô cùng lý tưởng cho những vi sinh vật, tảo, rong rêu và nấm mốc sinh sôi.  Những nơi có nguồn nước và khe hở sẽ tập trung nhiều những sinh vật gây hại cho sức khỏe và máy móc. Vì thế, khi vệ sinh tháp giải nhiệt không thể bỏ qua bước xử lý rong rêu, nấm và sinh vật. 

Tiếp tục sử dụng các hóa chất là giải pháp tối ưu. Loại hóa chất dùng trong bước này phải đảm bảo không gây mài mòn và oxy hóa thiết bị, chi tiết. Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia trong lĩnh vực này để biết cách ngăn chặn sự phát triển của rong rêu lâu dài. 

Bài viết liên quan: Vệ sinh CO2 – phương pháp vệ sinh công nghiệp tiên tiến và hiệu quả nhất

Kiểm tra các linh kiện và bộ phận tháp khi vệ sinh tháp giải nhiệt để tháp hoạt động tốt

Chỉ làm sạch đường ống, van và loại bỏ rong rêu vẫn chưa đủ để tháp giải nhiệt hoạt động tốt như ban đầu. Vệ sinh tháp giải nhiệt cần phải chú ý đến phần linh kiện phụ như: ống chia nước, đế bồn, lượng dầu bôi trơn, cánh quạt, hệ thống điện và hệ thống cấp nước.

vệ sinh tháp giải nhiệt

Bạn nên tháo từng chi tiết và kiểm tra một cách cẩn thận. Nếu các chi tiết này không bám bụi bẩn hoặc xảy ra sự cố bất thường, bạn có thể lắp đặt lại. Sau khi đã lắp các chi tiết đúng kỹ thuật, bạn nên khởi động lại tháp để đảm bảo tháp vận hành một cách bình thường.

Vệ sinh tháp giải nhiệt đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành tháp. Vì thế, công tác vệ sinh công nghiệp (Industrial Cleaning )định kỳ là vô cùng cần thiết. Chưa hết, để tháp hoạt động gần như mới, bước vệ sinh cần phải được thực hiện bài bản và đúng cách. Để làm điều này, bạn nên nhờ sự trợ giúp của đơn vị có uy tín.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

6 Responses

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Mục lục

Có thể bạn sẽ thích
Tin tức liên quan
sơn chống cháy cho kết cấu thép 3

Sơn chống cháy cho kết cấu thép có gì khác biệt so với các phương pháp khác?

Chất liệu thép được ứng dụng trong hầu hết các công trình hiện nay. Thép có nhiều ưu điểm như trọng lượng nhẹ, dễ định hình, dễ thi công, khả năng chịu lực vượt trội, tuy nhiên khuyết điểm duy nhất của thép là khả năng chống cháy kém. Vì thế sơn chống cháy cho kết cấu thép là yếu tố không thể thiếu. 

sơn chống cháy cho kết cấu thép 2

Tại sao phải dùng sơn chống cháy cho kết cấu thép khi thi công 

Phương pháp dùng sơn chống cháy cho kết cấu thép là một trong những phương pháp chống cháy được thực hiện nhiều nhất hiện nay. Không chỉ vì quy trình đơn giản, dễ thực hiện, tính hiệu quả cao mà nó còn có chi phí hợp lý. Loại sơn này không gây tốn quá nhiều chi phí cho sự an toàn và đảm bảo tính bền vững cho vật liệu. Hãy tìm hiểu thêm những lý do mà bạn nên sử dụng nó khi thi công các công trình có sử dụng các kết cấu thép.