Sơn FEVE và PVDF là một trong những loại sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi vì đem đến những ưu điểm vượt trội. Cả hai đều đáp ứng hoặc vượt qua tiêu chuẩn AAMA 2605. Tuy nhiên, giữa hai loại sơn này vẫn tồn tại sự khác biệt. Vậy sơn FEVE và sơn PVDF khác nhau như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn thấy rõ sự khác biệt giữa hai loại sơn.

Sự khác biệt giữa sơn FEVE và sơn PVDF: Vật liệu sơn, số lớp, màu sắc và khả năng bảo vệ
Cả hai loại sơn này giống nhau về mục đích sử dụng nhưng khác nhau về tính chất và tính năng bảo vệ. Nội dung dưới đây sẽ cho thấy sự khác biệt giữa sơn FEVE và sơn PVDF.
Sơn FEVE và PVDF: So sánh sự khác biệt về vật liệu và màu sắc của sơn
PVDF là nhựa nhiệt dẻo thermoplastic, trong khi FEVE là nhiệt rắn thermoset. Sơn PVDF không có khả năng chịu nhiệt độ và áp suất cao. Vì thế, sơn có thể nóng chảy một lần nữa. Trong khi đó, sơn cấu tạo từ vật liệu nhựa FEVE đóng rắn hoàn toàn nên không xảy ra tình trạng tan chảy lớp sơn. Các đặc tính này giúp sơn FEVE có độ dẻo dai vượt trội so với PVDF và có khả năng chống trầy xước, ma sát mỗi khi xảy ra va đập mạnh.
Cả PVDF và FEVE đều giữ được màu sắc và độ bóng cực kỳ tốt. Tuy nhiên, sơn FEVE tĩnh điện có độ bóng cao hơn. Các loại nhựa PVDF bị hạn chế về tính thẩm mỹ vì độ bóng thấp. Loại nhựa PVDF hoạt động như một chất làm mờ.
Ngoài 2 loại sơn FEVE và sơn PVDF bạn cũng có thể tham khảo thêm về việc thi công sơn chống cháy để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Sơn FEVE và PVDF: Số lớp sơn cần thiết để sơn phát huy tác dụng
Khi phủ sơn PVDF dạng lỏng và bột cần tối thiểu 2 lớp sơn. Lớp sơn đầu có tác dụng như lớp lót, giúp tăng khả năng bảo vệ vật liệu và lớp thứ hai có tác dụng tăng độ bền và khả năng bảo vệ. Tuy nhiên, đây chỉ là lớp sơn tiêu chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Số lớp sơn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng và vị trí thi công sơn.
Với sơn FEVE chỉ cần thực hiện phủ một lớp mà không cần lớp lót hay lớp sơn phủ trong. Dù chỉ cần một lớp nhưng các đặc tính nhiệt rắn và liên kết Flo-Carbon độc đáo của sơn nhựa FEVE vẫn đạt yêu cầu bảo vệ cơ bản hoặc hơn thế.
Khả năng bảo vệ của lớp phủ của sơn FEVE và PVDF có gì khác biệt?
Công nghệ tạo lớp phủ dựa trên gốc FEVE giúp giảm chi phí nguyên liệu thô mang lại hiệu quả quá trình kiểm tra và xử lý, giúp cải thiện hiệu suất lớp phủ và chất lượng bề mặt cũng như kiểm soát độ bóng của lớp phủ.
Ngoài ra, sơn FEVE có khả năng chống va đập tốt và tính linh hoạt cao. Điển hình là có thể bổ sung nhựa polyester nhóm chức hydroxyl vào các công thức FEVE giúp cải thiện giá trị lớp sơn và các thông số kỹ thuật khắt khe về độ bền.
Cùng khai thác thêm về loại sơn chống gỉ cho thép mạ kẽm
Mặt khác, nhựa FEVE hòa tan được trong dung môi, do đó có thể phản ứng với các thành phần khác như melamine và isocyanate để tạo ra các đặc tính hiệu suất khác nhau và có thể cung cấp giá trị độ bóng cao hơn. Vì sở hữu có các đặc tính của urethane, sơn FEVE có tính liên kết tốt với nhiều loại chất nền như kim loại, nhựa, thủy tinh và sợi thủy tinh, cũng như các loại sơn lót mà không phối trộn với các loại nhựa khác. Ngoài những công dụng này, sơn FEVE còn được ưa chuộng vì nhiều tính năng nổi bật khác.
Tìm hiểu nhiều hơn về khả năng bảo vệ và tính linh hoạt của sơn tại bài viết “Sơn FEVE: công thức độc đáo cải thiện độ bền và giá trị của sơn tĩnh điện”.
Trong khi đó, sơn PVDF có thể sử dụng cho hầu hết các bề mặt kim loại và được ứng dụng cho các ngành công nghiệp yêu cầu về tính bền vững và an toàn như xây dựng, quốc phòng, y tế… Dòng sơn PVDF được ứng dụng nhiều ở các công trình kiến trúc Việt Nam. Công nghệ sơn này đóng vai trò như lớp bảo vệ, có thể ngăn chặn tình trạng oxy hóa, ăn mòn bởi thời tiết.

Ngăn chặn tình trạng oxy hóa, ăn mòn bởi thời tiết
Tóm lại là, dòng sơn FEVE và sơn PVDF là sơn tĩnh điện có khả năng bảo vệ tốt, được ứng dụng nhiều. Tuy nhiên, tùy vào mục đích bảo vệ và tính chất công trình mà chúng ta sẽ chọn loại sơn phù hợp. Trên thị trường hiện nay, anh em công trình đang rất ưa chuộng dòng sơn 2 thành phần trên sắt mạ kẽm vì sự hiệu quả bảo vệ kim loại và khả năng bám dính cực tốt của nó.
Đọc thêm: Sử dụng son chong chay cho các bề mặt vật liệu nào để hiệu quả tối ưu
3 Responses
Vậy còn về sơn chống ăn mòn thì sao ad?
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Sơn tĩnh điện là kỹ thuật thi công sơn không những giúp cho bề mặt chống lại sự oxy hóa, ăn mòn mà còn mang đến tính thẩm mỹ cao bạn nhé!