Ngày nay ngày càng nhiều cánh tuabin gió composite được đưa vào sử dụng, vì vậy việc bảo dưỡng và sửa chữa cánh quạt gió dần trở thành một vấn đề vô cùng cần thiết. Tuy nhiên công việc này gặp không ít khó khăn và thử thách, nhất là đối với các dự án điện gió lớn.
Tại sao chúng ta cần phải bảo trì và sửa chữa cánh quạt gió định kỳ?
Ngày nay ngành công nghiệp điện gió ngày càng phát triển, nhu cầu bảo trì an toàn và sửa chữa cánh quạt gió cũng tăng dần theo. Tương tự như bất kỳ loại máy công nghiệp nào, tuabin và cánh quạt gió cũng cần được bảo trì định kỳ. Trong điều kiện hoạt động tốt nhất tuabin gió có thể được sử dụng lên đến 30 năm. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động đó, tuabin cũng cần được thay một số bộ phận như cánh quạt, hộp số.

Bất kỳ loại máy móc nào sau một thời gian sử dụng đều sẽ bị hao mòn và tuabin gió cũng thế. Trong đó hộp số là bộ phận được yêu cầu bảo dưỡng nhiều nhất và phải thay thế sau mỗi mười năm (hoặc lâu hơn). Trong khi đó các cánh quạt gió cũng cần được thay định kỳ. Bởi vì các cánh quạt rất dễ bị tách lớp, gây ra các vết nứt hoặc bị ăn mòn ở cạnh đầu. Ngoài ra, tốc độ quay của cánh quạt thường hơn 300km/giờ ở đầu lưỡi, vì vậy các vật thể trong không khí như bụi bẩn và côn trùng sẽ tác động lên bề mặt của cánh quạt theo thời gian. Việc sửa chữa cánh quạt gió là yêu cầu bắt buộc nếu như xảy ra tình trạng hư hỏng nặng. Thế nên khi các bộ phận của tuabin gió được bảo dưỡng đúng cách sẽ góp phần kéo dài tuổi thọ hoạt động của tuabin từ 25 đến 30 năm. Tuy nhiên việc bảo trì tuabin hay sửa chữa cánh quạt gió hiện nay vẫn đang gặp không ít thử thách và khó khăn.
Một số thử thách khi thực hiện việc sửa chữa cánh quạt gió đối với các dự án điện gió lớn
Mặc dù nhu cầu bảo trì và sửa chữa cánh quạt gió, tuabin gió đang ngày một tăng cao, nhưng tính đến thời điểm hiện tại dịch vụ này vẫn đang rất hạn chế và gặp không ít khó khăn, thử thách nhất là đối với các dự án điện gió lớn.
Đội ngũ kỹ thuật viên sửa chữa cánh quạt gió phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn cao
Việc bảo trì và sửa chữa cánh quạt gió là vấn đề sống còn đối với các dự án điện gió, thế nên đội ngũ kỹ thuật viên yêu cầu phải được đào tạo và đạt tiêu chuẩn chuyên môn. Đối với dịch vụ này hiện tại, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề vẫn đang chiếm con số rất ít, vì vậy nhu cầu về nhân sự cho ngành này hiện vẫn đang được xem là một thử thách lớn.
Theo thống kê vào năm 2021, thị trường đào tạo theo tiêu chuẩn GWO có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo 150.000 lao động vào cuối 2021 và 200.000 lao động vào cuối 2022. Tuy nhiên theo báo cáo “Nhận định lực lượng điện gió toàn cầu 2021-2025” cho thấy, chúng ta cần ít nhất 280.000 nhân lực để có thể triển khai, lắp đặt và vận hành các dự án điện gió trong vòng 5 năm tới.
Một số hư hỏng khó có thể phát hiện sớm để sửa chữa cánh quạt gió kịp thời
Có một sự thực chúng ta không thể phủ nhận rằng, một số lỗi hư hỏng và trục trặc xảy ra trên cánh quạt điện gió rất khó phát hiện sớm để có thể sửa chữa cánh quạt gió kịp thời. Cánh quạt gió có thể bị hư hỏng do sét đánh hoặc bị tác động do phải di chuyển trong không khí với tốc độ hơn 300km/giờ. Ngoài ra, trong không khí có cát và muối nên đôi khi sẽ gây hại cho mép cánh quạt.
Bên cạnh đó, một số tác động từ môi trường như mưa, nắng, gió cũng gây tác động không nhỏ đến cánh quạt nói riêng và tuabin gió nói chung. Đặc biệt những hư hỏng này rất khó để phát hiện sớm để kịp thời sửa chữa. Thế nên, các chủ doanh nghiệp nên có kế hoạch bảo trì định kỳ để sớm phát hiện các hư hại cần sửa chữa.
Tìm hiểu thêm về: Vệ sinh tháp giải nhiệt như thế nào để tiết kiệm chi phí?
Sửa chữa cánh quạt gió đòi hỏi chất lượng và đặt sự an toàn lên hàng đầu
Thách thức lớn nhất trong việc sửa chữa cánh quạt gió là thời tiết và gió. Gió lớn sẽ cản trở các kỹ thuật viên tiếp cận với cánh quạt, trong khi thời tiết sẽ gây ảnh hưởng đến vật liệu và khả năng phục hồi của cánh quạt sau khi sửa chữa. Thế nên, khi lập kế hoạch kiểm tra để sửa chữa, chất lượng và sự an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu.

Các tiêu chuẩn an toàn sẽ do các chuyên gia điều hành điện gió đặt ra, họ biết khi nào là thời điểm an toàn để kỹ thuật viên tiếp cận tuabin hoặc khi nào nên khóa tuabin để tiến hành bảo dưỡng cánh quạt. Quy trình sửa chữa bên trong cánh quạt phải thực hiện trong không gian hạn hẹp phải được các chuyên gia phê duyệt trước khi tiến hành. Có nhiều phương pháp tiếp cận tháp gió trong quá trình bảo trì, tuy nhiên tiếp cận bằng dây là phương pháp tối ưu và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của kỹ thuật viên. Phương pháp tiếp cận bằng dây cho phép kỹ thuật viên linh hoạt hơn dù trong điều kiện gió lớn. Bên cạnh đó, đây cũng là phương án khá kinh tế cho chủ doanh nghiệp.
Có thể thấy việc bảo trì và sửa chữa cánh quạt gió, tháp gió, tuabin gió,…là việc làm vô cùng cần thiết đối với ngành công nghiệp điện gió. Thế nhưng thách thức của ngành còn tương đối nhiều và đòi hỏi nguồn nhân lực phải đạt tiêu chuẩn chuyên môn. Tuy nhiên đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để phát triển ngành năng lượng điện gió trong tương lai.
4 Responses
Công việc này nguy hiểm quá. Nhìn hình ảnh các anh kỹ thuật treo lơ lửng với độ cao như vậy, thót tim
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Những thao tác thi công thực hiện bảo trì bảo dưỡng cánh quạt gió của các dự án Điện gió thường sẽ được các công ty chuyên nghiệp đảm nhiệm để đảm bảo an toàn lao động!
Bạn có thể tham khảo dịch vụ Sửa chữa cánh quạt gió của Công ty Vivablast để hiểu hơn về quá trình thi công nhé: https://vivablast.com/vi/giai-phap-xanh/dien-gio-sua-chua-canh-quat-gio/
https://vivablast.com/vi/tin-tuc-va-truyen-thong/vai-tro-cua-son-chong-chay-cho-ket-cau-thep/
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!