Công nghệ phun phủ nhiệt đã phát triển để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: hạt nhân, hàng hải, dầu khí, cơ khí… Phương pháp phun phủ bằng hồ quang dây có thể tạo lớp phủ chống ăn mòn hiệu quả. Tạo được các lớp phủ có tính dẫn điện cho vật liệu không dẫn điện hoặc lớp cách nhiệt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu rõ hơn về công nghệ phun phủ nhiệt hồ quang dây đôi.

Tìm hiểu về phun phủ nhiệt bằng hồ quang dây: Định nghĩa, thiết bị dùng để thực hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
Phun phủ nhiệt hồ quang dây sở hữu nhiều ưu điểm nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu về định nghĩa, các thiết bị phổ biến dùng để ứng dụng kỹ thuật này và 3 yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phun phủ.
1. Định nghĩa phương pháp phun phủ nhiệt bằng hồ quang dây đôi
Phun phủ bằng hồ quang dây là quá trình phun kim loại hoặc hợp kim lên bề mặt. Phương pháp này được tích điện trái dấu để làm nóng chảy kim loại, hợp kim ở dạng dây. Sau đó, dùng dòng không khí nén áp lực cao để phun hợp chất nóng chảy lên bề mặt. Công nghệ này tạo ra lớp bảo vệ có độ bám và liên kết với bề mặt cao.
Đây là việc đơn giản để tạo các lớp phủ có tác dụng bảo vệ và chống ăn mòn cho nhiều bề mặt vật liệu như kim loại, nhựa, thuỷ tinh, gốm sứ… Lớp phun phủ nhiệt hồ quang dây còn có thể tạo bề mặt chống trượt, giảm ma sát tuyệt vời. Phương thức phun phủ này cũng có khả năng tạo lớp phủ kỹ thuật có tính chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, bề mặt lớp phủ mịn, độ rỗ xốp thấp nên được ứng dụng để tái cấu trúc. Hoặc thay đổi đặc tính của bề mặt vật liệu đã cũ.

2. Thiết bị sử dụng trong quá trình phun phủ nhiệt hồ quang
Thiết bị phun phủ BP-400 là thiết bị thường được sử dụng để thực hiện kỹ thuật này. Đặc điểm của sản phẩm là có thể xách tay, dễ dàng di chuyển. Loại máy này có tủ điều khiển dạng đứng vững chắc, bộ truyền động theo cơ cấu “đẩy”. Dòng máy phun phủ này sử dụng nguồn điện 400Amp, dùng dây phun với đường kính 3.2mm.
Súng phun phủ nhiệt Osu Hessler 300A được thiết kế để có thể thay thế tất cả các bộ phận trong vài phút. Thiết bị sử dụng động cơ DC mạnh mẽ cung cấp mô-men xoắn cao và cấp dây liên tục. Súng phun có độ an toàn cao trong phạm vi phun rộng từ 35 đến 300 A. Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể được trang bị vòi phun tiêu chuẩn “mở” hoặc “đóng”. Đường kính dây phun của thiết bị là 1.60mm.

3. Các yếu tố ảnh hưởng: thiết bị phun, chế độ hoạt động của thiết bị, yếu tố ngoại vi
- Kích thước và hình dáng của đầu phun có thể ảnh hưởng đến kết quả của quá trình phun phủ. Người thực hiện kỹ thuật nên lựa chọn đầu phun hình trụ với đường kính lỗ phun được tính theo công thức d = (3 ÷ 6) mm.
- Chế độ hoạt động của thiết bị là công suất dòng hồ quang dây đôi và lượng tiêu hao khí sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phủ. Công suất riêng của đầu phun được tính toán dựa trên công thức N = (2.000 ÷ 10.000)KJ/kg. Tăng N dẫn đến tình trạng quá nhiệt, thất thoát kim loại nhưng lớp phủ sẽ có chất lượng cao.
- Góc phun phủ nhiệt được tính toán trong khoảng (65 độ ÷ 90 độ). Khoảng cách phun sẽ phụ thuộc vào công thức L = (100 ÷ 300)mm.

Bên trên là những thông tin về phương pháp phun phủ nhiệt bằng hồ quang dây. Để tìm hiểu thêm về công nghệ phun phủ và ứng dụng chính của kỹ thuật này, quý độc giả có thể tham khảo bài viết “Lợi ích của việc sử dụng công nghệ phun phủ nhiệt: 3 ứng dụng chính”.
2 Responses
Phun phủ nhiệt với phun phủ hồ quang dây đôi cái nào hiệu quả hơn ad? Mong ad giải thích
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!
Phun phủ hồ quang dây đôi là 1 ứng dụng kỹ thuật phổ biến của quá trình phun phủ nhiệt bạn nhé!